01/04/2024
NHỮNG KHUÔN BÁNH TRUNG THU ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG VĨNH LONG
Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt, có vị trí quan trọng trong văn hóa Việt Nam và đặc biệt Tết Trung thu còn được xem là Tết Đoàn viên, Tết thiếu nhi. Vào ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm, sau khi xẻ bánh trung thu dâng cúng trời đất, cảm tạ tổ tiên đã cho một năm mùa màng bội thu, cả gia đình người Việt sẽ quây quần bên nhau vừa uống trà vừa ăn bánh Trung thu, trò chuyện với nhau về những điều tốt đẹp. Ngoài ra, vào dịp Tết Trung thu, trẻ em còn được tổ chức các hoạt động như: rước đèn ông sao, được xem biểu diễn văn nghệ về sự tích chú Cuội, chị Hằng, được chơi các trò chơi dân gian,…đặc biệt là được thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon với nhiều mẫu mã đẹp mắt.
Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt, có vị trí quan trọng trong văn hóa Việt Nam và đặc biệt Tết Trung thu còn được xem là Tết Đoàn viên, Tết thiếu nhi. Vào ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm, sau khi xẻ bánh trung thu dâng cúng trời đất, cảm tạ tổ tiên đã cho một năm mùa màng bội thu, cả gia đình người Việt sẽ quây quần bên nhau vừa uống trà vừa ăn bánh Trung thu, trò chuyện với nhau về những điều tốt đẹp. Ngoài ra, vào dịp Tết Trung thu, trẻ em còn được tổ chức các hoạt động như: rước đèn ông sao, được xem biểu diễn văn nghệ về sự tích chú Cuội, chị Hằng, được chơi các trò chơi dân gian,…đặc biệt là được thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon với nhiều mẫu mã đẹp mắt.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Hoa, trong quá trình di dân cộng đồng người Hoa đã mang theo những phong tục tập quán và các ngành nghề truyền thống của mình đến một vùng đất mới để sinh sống lập nghiệp. Vùng đất học Vĩnh Long là nơi có nhiều người Hoa lựa chọn sinh sống và làm việc. Xuất phát từ thế mạnh của người Hoa là giỏi về thương mại, dịch vụ, họ mở nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Trong các nghề truyền thống của người Hoa thì nghề làm bánh Trung thu ở Vĩnh Long được xem là khá phát triển với nhiều cơ sở sản xuất đã tồn tại nhiều thập kỷ cho đến ngày nay như: Hải Ký, Vĩnh Xương, Cô Châu, Tân Quang, Tân Hưng, Tân Hoà,...).
Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến hương vị và mẫu mã của những chiếc bánh Trung thu nhưng ít ai biết để làm ra thành phẩm một chiếc bánh Trung thu đến tay khách hàng phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó tạo hình là khâu quan trọng. Hiện nay, quy trình làm bánh Trung thu đã được hiện đại hóa bằng máy móc để tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như nhân công nhằm gia tăng sản lượng và lợi nhuận. Những chiếc khuôn bánh bằng gỗ dùng để tạo hình bánh Trung thu theo cách thủ công ngày xưa đã không còn được sử dụng, vì thế Bảo tàng Vĩnh Long đã sưu tầm và lưu giữ những khuôn bánh này với mục đích trưng bày, giới thiệu đến với khách tham quan về lịch sử và văn hóa của một nghề truyền thống lâu đời thông qua các hiện vật là những chiếc khuôn bánh được chế tác hết sức công phu này.
Những chiếc khuôn bánh đang được trưng bày tại Bảo tàng Vĩnh Long là loại khuôn có một mặt với hình dáng đa dạng như: khuôn tròn, vuông, hột xoài, con heo,…và đề tài trang trí trên các khuôn được chế tác rất công phu, tỉ mỉ, phong phú về mặt thẩm mỹ như: hình hoa sen, chữ Hán, trái đào, long phụng,…dù qua nhiều thập kỷ nhưng đường nét, hoa văn trên những chiếc khuôn này vẫn sắc nét, rõ ràng. Qua đó, thấy được sự kiên trì, chăm chút và óc sáng tạo của những người thợ làm khuôn, họ đã gửi gắm vào chiếc khuôn những tâm tư, tình cảm và sự tâm huyết với nghề của mình.
Chiếc khuôn bánh bằng gỗ tuy thoạt nhìn chỉ là những hiện vật đơn sơ, mộc mạc nhưng ẩn chứa trong đó là cả tinh hoa nghề truyền thống của cha ông cũng như tâm huyết, độ tinh tế của người thợ lành nghề, đây có thể xem là di sản văn hóa cần được lưu truyền cho thế hệ trẻ. Bảo tàng Vĩnh Long trưng bày những hiện vật khuôn bánh này với mong muốn lưu giữ và phát huy tinh hoa nghề truyền thống cha ông đến với khách tham quan.
Bài, ảnh: Thuỳ Dương - Phi Khanh