• 22/05/2024

    SƯU TẬP HIỆN VẬT NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẾT CỐM DẸP CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TẠI BẢO TÀNG VĨNH LONG

    Vĩnh Long là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có đông đồng bào Khmer sinh sống, người Khmer nơi đây sống tập trung đồng thời xen kẽ cùng với người Kinh trong một số xã, ấp. Những sinh hoạt văn hóa truyền thống của họ cũng góp phần tạo nên những nét văn hóa chung của người dân Vĩnh Long, vừa có tính đặc thù vừa đồng nhất với đặc trưng văn hóa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động kinh tế chính của người Khmer ở Vĩnh Long là nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nghề nông, họ cũng làm các ngành nghề khác như chăn nuôi, đánh bắt cá, buôn bán nhỏ... và một số nghề truyền thống, trong đó có nghề quết cốm dẹp. Bảo tàng Vĩnh Long xin giới thiệu đôi nét về nghề quết cốm dẹp và sưu tập hiện vật nghề quết cốm dẹp của đồng bào Khmer tại Bảo tàng Vĩnh Long.

  • 20/04/2024

    TỦ THỜ

                                               Dân gian thường truyền dạy con cháu rằng: “Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn” Thờ cúng ông bà, tổ tiên là việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, phong tục này đã trở thành nét đẹp của người Việt để tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, và đặc biệt thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân đã tạo nên cội nguồn của dân tộc. Để việc trưng bày, thờ cúng thêm trang trọng, người dân Việt Nam thường sử dụng bàn thờ hoặc tủ thờ để thờ cúng, trong ngôi nhà cổ thờ vua Hùng ở Bảo tàng Vĩnh Long hiện đang còn lưu giữ một tủ thờ.

  • 17/04/2024

    TẾT CHÔL CHNĂM THMÂY CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

    Nếu như tiết Thanh minh là dịp người Việt và Hoa hướng về quá khứ để tưởng nhớ tổ tiên và thân nhân đã khuất, chăm sóc, sửa sang mồ mả thì đồng bào Khmer tổ chức Tết Năm mới với tâm thức vừa hướng về quá khứ vừa hướng tới tương lai. Trong khi người Việt và Hoa ăn Tết năm mới vào lúc kết thúc vụ mùa thì đồng bào Khmer lại ăn Tết năm mới vào lúc chuẩn bị khởi đầu vụ mùa. Điều này thể hiện cá tính chất phác mà phóng khoáng, lạc quan cao độ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, luôn hướng tới tương lai của đồng bào Khmer. Việc tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau để có thể bắt đầu mùa vụ mới.

  • 01/04/2024

    NHỮNG KHUÔN BÁNH TRUNG THU ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG VĨNH LONG

    Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt, có vị trí quan trọng trong văn hóa Việt Nam và đặc biệt Tết Trung thu còn được xem là Tết Đoàn viên, Tết thiếu nhi. Vào ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm, sau khi xẻ bánh trung thu dâng cúng trời đất, cảm tạ tổ tiên đã cho một năm mùa màng bội thu, cả gia đình người Việt sẽ quây quần bên nhau vừa uống trà vừa ăn bánh Trung thu, trò chuyện với nhau về những điều tốt đẹp. Ngoài ra, vào dịp Tết Trung thu, trẻ em còn được tổ chức các hoạt động như: rước đèn ông sao, được xem biểu diễn văn nghệ về sự tích chú Cuội, chị Hằng, được chơi các trò chơi dân gian,…đặc biệt là được thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon với nhiều mẫu mã đẹp mắt.

  • 26/03/2024

    NHỮNG ĐỒNG TIỀN TÀI CHÍNH ĐẦU TIÊN

    Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tiền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 3 khu vực lưu hành riêng biệt: vùng chiến khu Việt Bắc với đồng tiền Tài chính; vùng Trung bộ với loại Tín phiếu Trung bộ;  vùng Nam bộ  với một số loại tín phiếu, phiếu đổi chác, công phiếu nuôi quân... Nhìn chung tất cả các loại tiền này được in rất thô sơ, mẫu mã, màu sắc, kích thước…

  • 17/08/2022

    VỀ THĂM KHÁM LỚN VĨNH LONG, NGHE KỶ VẬT CHIẾN TRANH KỂ CHUYỆN

    Những năm qua, Bảo tàng Vĩnh Long luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày nhằm phát huy giá trị các kỷ vật kháng chiến, với mong muốn góp phần giáo dục về truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nêu gương đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha ta, dù trong cảnh tù đày nhưng vẫn nung nấu tinh thần kiên trung bất khuất, ý chí quật cường, khát vọng giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

  • 17/08/2022

    SƯU TẬP TRANH KÝ HỌA LẠI CHÂN DUNG MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG CỦA HỌA SĨ TRẦN MINH THÁI

    Kháng chiến đã qua, đi cùng với đó là những mất mát đau thương không gì có thể thay thế được mà những người mẹ, người chị, người vợ ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng  phải gánh chịu. Họ là những người đã gạt nước mắt tiễn chồng, con của mình đi vào các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, ra đi nhưng không hẹn ngày về.

  • 06/07/2022

    LỄ VÍA QUAN CÔNG TẠI DI TÍCH THẤT PHỦ MIẾU

    Vào đời nhà Thanh, do những biến cố lịch sử nên có nhiều người Hoa ở các phủ Ninh Ba (tỉnh Trực Lệ), Phúc Châu, Chương Châu, Truyền Châu (tỉnh Phúc Kiến), Quảng Châu, Triều Châu (tỉnh Quảng Đông) và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) di dân sang nước ta lập nghiệp. Sau khi tiếp nhận, triều đình nhà Nguyễn đã cho phép họ lập hội Thất phủ, tương tự như hội Hoa kiều ngày nay.

  • 05/07/2022

    LỄ TRAI ĐÀN CHẨN TẾ (LỄ CẦU AN) TẠI DI TÍCH MINH HƯƠNG HỘI QUÁN

    Lịch sử ghi nhận sự kiện năm Kỷ Mùi (1679) đời Chúa Nguyển Phúc Tân, một đoàn người gồm khoảng 3.000 dân – binh Trung Hoa đi trên 80 chiến thuyền vượt biển đến Đà Nẵng đệ đơn xin Chúa Nguyễn cho tỵ nạn chính trị. Đây là nhóm người trung thành với triều đại nhà Minh, khi nhà Minh suy tàn bị nhà Mãn Thanh lật đổ, họ không thần phục nhà Mãn Thanh nên tìm nơi lánh nạn. Chúa Nguyễn chấp nhận thỉnh cầu và cử người hộ tống đoàn trực chỉ về phương Nam. Chúa Nguyễn cắt đất cho nhóm của tổng binh ba châu Cao - Liêm - Lôi là Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài) định cư ở Biên Hòa, nhóm của Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho.

  • 06/06/2022

    ĐÌNH VĨNH XUÂN

    Đình Vĩnh Xuân tọa lạc tại ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Nằm cạnh Nhà truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, cách trung tâm thị trấn Trà Ôn 12km về hướng Đông, cách trung tâm chợ Vĩnh Xuân 500m về hướng Bắc. Đình Vĩnh Xuân được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, thuộc loại đình lớn, với những hàng cột vững chải, mái ngói âm dương cổ kính trên phần đất của gia đình ông Nguyễn Ngươn Hanh phụng hiến.