06/07/2022
HỘI THẢO KHOA HỌC NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHÂU THỊ TẾ (1766 – 1826)
Sáng ngày 01/7/2022, tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Long và Ủy ban nhân dân Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang long trọng tổ chức Hội thảo khoa học nhân vật lịch sử Châu Thị Tế (1766 – 1826).
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang; Hội Khoa học lịch sử tỉnh Vĩnh Long; Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; các sở, ban, ngành tỉnh An Giang; tỉnh Vĩnh Long; các nhà khoa học, trường đại học An Giang, đại học Cần Thơ, các nhà nghiên cứu lịch sử…
Sáng ngày 01/7/2022, tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Long và Ủy ban nhân dân Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang long trọng tổ chức Hội thảo khoa học nhân vật lịch sử Châu Thị Tế (1766 – 1826).
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang; Hội Khoa học lịch sử tỉnh Vĩnh Long; Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; các sở, ban, ngành tỉnh An Giang; tỉnh Vĩnh Long; các nhà khoa học, trường đại học An Giang, đại học Cần Thơ, các nhà nghiên cứu lịch sử…
Mục đích của cuộc hội thảo để đánh giá khách quan công lao to lớn của bà Châu Thị Tế với vùng đất phương Nam, bên cạnh đó cũng bổ sung thêm nhiều tư liệu liên quan đến thân thế, sự nghiệp của bà.
Bà Châu Thị Tế sinh năm 1766, là con ông Châu Vĩnh Huy và bà Đỗ Thị Toán, sinh quán trên cù lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Bà là vợ chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu, được vua ban phong là Nhàn Tĩnh phu nhân. Năm 1817, Thoại Ngọc Hầu là quan Trấn thủ Vĩnh Thanh, nhận lệnh vua Gia Long chuẩn bị việc đào một dòng kênh nối An Giang với Hà Tiên. Năm 1819, con kênh chính thức được khởi công, bà Châu Thị Tế đã hỗ trợ chồng trong việc đốc thúc quân binh, chăm lo mọi việc hậu cần để đẩy nhanh tiến độ. Năm 1824, con kênh cũng được hoàn thành. Vua nhà Nguyễn đã lấy tên Vĩnh Tế để đặt cho con kênh có vị trí chiến lược quan trọng với gần 100km nhưng được đào hoàn toàn bằng thủ công trong thời điểm lúc bấy giờ.
Hội thảo cũng khẳng định, Châu Thị Tế là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử có công lao đóng góp cho đất nước, được vua cho lấy tên đặt cho tên sông, tên núi, tên làng…để giáo dục cho thế hệ mai sau. Tên tuổi của bà đã gắn chặt với đời sống tinh thần của người dân An Giang nói riêng và của Nam bộ nói chung.
Quang cảnh buổi hội thảo khoa học nhân vật lịch sủ Châu Thị Tế
Trích nguồn:Tài liệu Hội thảo Khoa học nhân vật lịch sử Châu Thị Tế
Bài, Ảnh: Vĩnh Châu