• 30/12/2022

    BIA CHIẾN THẮNG CÂY SAO THẠNH QUỚI

    Bia chiến thắng Cây Sao – Thạnh Quới tọa lạc tại ấp Hòa Thạnh 1, xã Thạnh Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Từ trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới, đi khoảng 200m đến cầu Thạnh Quới, qua cầu rẽ phải đi tiếp khoảng 02km gặp di tích nằm bên trái. 

  • 30/12/2022

    BIA CHIẾN THẮNG MƯƠNG KHAI – HIỆP HÒA

    Bia chiến thắng Mương Khai – Hiệp Hòa tọa lạc tại ấp Ngãi Hòa, xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ Ủy ban nhân dân xã Hòa Bình đi theo đường nhựa ấp Ngãi Hòa khoảng 200m, rẽ trái vào đường đal liên ấp, đi khoảng 1.8 km, qua Cầu Lái Tân, gặp di tích bên trái. Bia chiến thắng Mương Khai – Hiệp Hòa là một công trình mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi dấu chiến công hiển hách của quân dân Vĩnh Long, Tiểu đoàn 306, đặc biệt là du kích 2 xã Xuân Hiệp và Hòa Bình trong cuộc chiến chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, với hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”. Là nơi ghi dấu trận đánh vào cuối tháng 3/1967, trong cuộc kháng chiến chống chiến lược: “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy vào những năm 1965 - 1967 ở hai địa điểm: tại Vàm Mương Khai, ấp Hồi Lộc, xã Xuân Hiệp và tại ấp Hiệp Hòa, xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn. 

  • 17/08/2022

    VỀ THĂM KHÁM LỚN VĨNH LONG, NGHE KỶ VẬT CHIẾN TRANH KỂ CHUYỆN

    Những năm qua, Bảo tàng Vĩnh Long luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày nhằm phát huy giá trị các kỷ vật kháng chiến, với mong muốn góp phần giáo dục về truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nêu gương đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha ta, dù trong cảnh tù đày nhưng vẫn nung nấu tinh thần kiên trung bất khuất, ý chí quật cường, khát vọng giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

  • 17/08/2022

    SƯU TẬP TRANH KÝ HỌA LẠI CHÂN DUNG MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG CỦA HỌA SĨ TRẦN MINH THÁI

    Kháng chiến đã qua, đi cùng với đó là những mất mát đau thương không gì có thể thay thế được mà những người mẹ, người chị, người vợ ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng  phải gánh chịu. Họ là những người đã gạt nước mắt tiễn chồng, con của mình đi vào các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, ra đi nhưng không hẹn ngày về.

  • 06/07/2022

    LỄ VÍA QUAN CÔNG TẠI DI TÍCH THẤT PHỦ MIẾU

    Vào đời nhà Thanh, do những biến cố lịch sử nên có nhiều người Hoa ở các phủ Ninh Ba (tỉnh Trực Lệ), Phúc Châu, Chương Châu, Truyền Châu (tỉnh Phúc Kiến), Quảng Châu, Triều Châu (tỉnh Quảng Đông) và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) di dân sang nước ta lập nghiệp. Sau khi tiếp nhận, triều đình nhà Nguyễn đã cho phép họ lập hội Thất phủ, tương tự như hội Hoa kiều ngày nay.

  • 05/07/2022

    LỄ TRAI ĐÀN CHẨN TẾ (LỄ CẦU AN) TẠI DI TÍCH MINH HƯƠNG HỘI QUÁN

    Lịch sử ghi nhận sự kiện năm Kỷ Mùi (1679) đời Chúa Nguyển Phúc Tân, một đoàn người gồm khoảng 3.000 dân – binh Trung Hoa đi trên 80 chiến thuyền vượt biển đến Đà Nẵng đệ đơn xin Chúa Nguyễn cho tỵ nạn chính trị. Đây là nhóm người trung thành với triều đại nhà Minh, khi nhà Minh suy tàn bị nhà Mãn Thanh lật đổ, họ không thần phục nhà Mãn Thanh nên tìm nơi lánh nạn. Chúa Nguyễn chấp nhận thỉnh cầu và cử người hộ tống đoàn trực chỉ về phương Nam. Chúa Nguyễn cắt đất cho nhóm của tổng binh ba châu Cao - Liêm - Lôi là Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài) định cư ở Biên Hòa, nhóm của Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho.

  • 06/06/2022

    ĐÌNH VĨNH XUÂN

    Đình Vĩnh Xuân tọa lạc tại ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Nằm cạnh Nhà truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, cách trung tâm thị trấn Trà Ôn 12km về hướng Đông, cách trung tâm chợ Vĩnh Xuân 500m về hướng Bắc. Đình Vĩnh Xuân được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, thuộc loại đình lớn, với những hàng cột vững chải, mái ngói âm dương cổ kính trên phần đất của gia đình ông Nguyễn Ngươn Hanh phụng hiến.

  • 02/06/2022

    NEM VŨNG LIÊM

    Vũng Liêm là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, phía bắc giáp huyện Mang Thít, phía đông giáp tỉnh Bến Tre, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp huyện Trà Ôn.  Vũng Liêm có diện tích 294 km2 với dân số 175.000 người Vũng Liêm có 19 xã và 1 thị trấn: Xã Quới Trung, Quới An, Quới Thiện, Trung Chánh, Trung Hiệp, Thanh Bình, Trung Thành Tây, Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Thành Đông,Trung Hiếu, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thuận, Hiếu Nhơn, Trung An, Hiếu Thành, Hiếu Nghĩa và thị trấn Vũng Liêm.

  • 01/06/2022

    TƯỢNG NỮ THẦN SARASVATI

    Tượng được ông Lê Văn Thông phát hiện dưới lòng sông Cổ Chiên - một chi nhánh của Tiền - đoạn chảy qua Vĩnh Long, trong quá trình khai thác cát trên đoạn sông này thuộc xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long vào tháng 11 năm 2016. Sau khi phát hiện, pho tượng ông Lê Văn Thông đã ủy thác cho Đại Đức Thích Đức Hiền, trụ trì chùa Phước An (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) lưu giữ vào tháng 11 năm 2016. Tượng được Đại Đức Thích Đức Hiền, trao tặng cho Bảo tàng Vĩnh Long ngày 02/4/2017.

  • 01/06/2022

    TƯỢNG THẦN VISHNU VŨNG LIÊM – BẢO VẬT QUỐC

    Tượng thần Vishnu Vũng Liêm được ông Lê Hùng Tiến – Chủ doanh nghiệp tư nhân Lê Hoàng, tại địa chỉ số: 127A, khóm 3, phường 9, thị xã Vĩnh Long (nay là thành phố Vĩnh Long), tỉnh Vĩnh Long phát hiện khi đào đất với độ sâu 1,2m – thi công phần móng của cụm hoạt động văn hóa xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long vào ngày 12/7/2002 trong tư thế đứng cùng với nhiều hiện vật bằng đồng (đã bị đập vỡ). Ngày 18/7/2002, ông Lê Hùng Tiến trao tặng cho Bảo tàng Vĩnh Long.