Giờ mở cửa: Sáng: 7h30 - 11h00; Chiều: 13h30 - 17h00             Mở cửa tham quan: Từ thứ 3 đến sáng thứ 7
Tin mới
TỦ THỜ
                                           Dân gian thường truyền dạy con cháu rằng: “Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn” Thờ cúng ông bà, tổ tiên là việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, phong tục này đã trở thành nét đẹp của người Việt để tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, và đặc biệt thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân đã tạo nên cội nguồn của dân tộc. Để việc trưng bày, thờ cúng thêm trang trọng, người dân Việt Nam thường sử dụng bàn thờ hoặc tủ thờ để thờ cúng, trong ngôi nhà cổ thờ vua Hùng ở Bảo tàng Vĩnh Long hiện đang còn lưu giữ một tủ thờ.

         Dân gian thường truyền dạy con cháu rằng:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn”

         Thờ cúng ông bà, tổ tiên là việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, phong tục này đã trở thành nét đẹp của người Việt để tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, và đặc biệt thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân đã tạo nên cội nguồn của dân tộc. Để việc trưng bày, thờ cúng thêm trang trọng, người dân Việt Nam thường sử dụng bàn thờ hoặc tủ thờ để thờ cúng, trong ngôi nhà cổ thờ vua Hùng ở Bảo tàng Vĩnh Long hiện đang còn lưu giữ một tủ thờ.

         Ban đầu hiện vật sử dụng thờ tự trong gia đình của bà Võ Thị Mỹ Loan, số nhà 15, đường 30/4, phường 1, thị xã Vĩnh Long. Tủ thờ này có niên đại đầu thế kỷ XX. Để bổ sung thêm hiện vật cho Bảo tàng, Bảo tàng Vĩnh Long đã trao đổi với bà Võ Thị Mỹ Loan ngày 19/9/1995.

          Tủ thờ là một dạng bàn thờ đứng có 4 chân tiếp đất vững chãi ở nền nhà và được lắp kín bởi 4 vách gỗ xung quanh. Tủ thờ đẹp có thiết kế gần với bàn thờ đứng truyền thống. Nhưng điểm khác biệt là có thêm tủ chứa những vật dụng bên trong, tiện cho việc thờ cúng.

         Vật liệu làm tủ thờ thường bằng gỗ, bởi lẽ nếu làm bằng kim loại, vật liệu kim khí sẽ không mang lại trường khí tốt cho gia chủ. Các gia đình mua tủ thờ đều chọn chất gỗ, bởi đây là chất liệu gửi đến sự mộc mạc, gần gũi, thân thiện, tự nhiên và hướng về những giá trị truyền thống: xưa cũ. Người Việt thường chọn làm những bàn thờ đẹp từ chất liệu gỗ quý, bền chắc để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần chú trọng đến các loại gỗ và phải loại gỗ nào cũng có thể dùng để đóng bàn thờ, mà chỉ có một số loại mới thích hợp để đóng bàn thờ như gỗ trắc, gỗ lim, gỗ mít.....

         Tủ thờ trưng bày tại Bảo tàng Vĩnh Long được làm bằng gỗ, có kích thước: Cao 135 cm; dài 110,5 cm; mặt hông 53 cm. Tủ thờ hình hộp chữ nhật, cửa ở hai bên hông, chân cong, cẩn ốc xà cừ. Mặt chính diện cẩn theo đề tài “ Nhị thập tứ hiếu”. Đường viền nóc tủ cẩn ốc hình trái tim. Phần chính diện mặt tủ: Ở giữa khuôn hình chữ nhật lớn, bên trong là hình bầu dục, ở mỗi góc là hình dơi cách điệu hoa lan. Trên và dưới là hai hình chữ nhật nhỏ. Phần hai bên tủ: ở giữa là hình chữ nhật, trên và dưới là hình vuông. Hai bên đố cẩn ốc hoa lan dây. Hai mặt bên không có hoa văn. Bệ tủ hình thuyền, chính diện cẩn ốc hoa lan dây. Hiện vật mang giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật.

 

anh tin bai

                                  Hình ảnh mặt chính diện và mặt hông của tủ

 

         Tủ  thờ truyền thống từ lâu đã là biểu tượng của sự tôn kính và tâm linh trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Những món đồ nội thất đáng chú ý này thường có những hình chạm khắc phức tạp, các chi tiết trang trí công phu và lớp hoàn thiện phong phú phản ánh tín ngưỡng tôn giáo và truyền thống văn hóa thời đó. Một đặc điểm chính thường thấy trong tủ bàn thờ truyền thống là hình dạng khác biệt của chúng, thường bao gồm phần trung tâm cao hơn và các phần bên ngắn hơn. Một yếu tố quan trọng khác thường được kết hợp trong tủ thờ truyền thống là tính biểu tượng. Mỗi chi tiết chạm khắc, họa tiết hoặc trang trí đều mang ý nghĩa riêng, bổ sung thêm các lớp ý nghĩa cho thiết kế tổng thể. Việc lựa chọn và sắp xếp cẩn thận các biểu tượng này tạo nên sự cân bằng hài hòa giữa biểu hiện tâm linh và nghệ thuật.

         Ngoài sức hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và giá trị biểu tượng, tủ thờ truyền thống còn mang đến những tính năng thiết thực phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo. Chúng có thể bao gồm các ngăn ẩn để lưu trữ các văn bản thiêng liêng hoặc các vật phẩm được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng. Một số bàn thờ cũng có thể có sẵn giá đựng nến hoặc kệ để trưng bày các hiện vật tôn giáo như tượng hoặc lư hương.

         Riêng tủ thở tại Bảo tàng Vĩnh Long còn mang giá trị giáo dục, các nghệ nhân đã khéo léo cẩn mặt chính diện theo đề tài “Nhị thập tứ hiếu”, chín bức tranh cẩn ốc xà cừ là chín câu chuyện về tấm gương hiếu thảo, để nhắc nhở con cháu xem làm gương mà sống hiếu thảo với đấng sinh thành.

         Tóm lại, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp gìn giữ lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông đã khuất. Và chiếc tủ thờ hội tụ đủ về mặt nghệ thuật, giáo dục đến chức năng thờ cúng là sự lựa chon hàng đầu trong mỗi gia đình người Việt trong và ngoài nước. Tủ thờ truyền thống tiếp tục là những tác phẩm được trân trọng mang ý nghĩa văn hóa to lớn trong thế giới đương đại ngày nay.

 

                                              

Bài, Ảnh: Ánh Lộc
                                                                     

©2021 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ BẢO TÀNG VĨNH LONG

Chịu trách nhiệm: Bà Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc phụ trách - Trưởng ban biên tập

Địa chỉ: Số 01, Phan Bội Châu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Tel: 02703.823.181

Email: banbientapbtvl@gmail.com

Ghi rõ nguồn “Bảo tàng Vĩnh Long’’ khi sử dụng lại thông tin từ Website này

   

Copyright © baotangvinhlong.vn. All Rights Reserved. Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 295
  • Trong tuần: 4 042
  • Trong tháng: 22 721
  • Tất cả: 190181