Giờ mở cửa: Sáng: 7h30 - 11h00; Chiều: 13h30 - 17h00             Mở cửa tham quan: Từ thứ 3 đến sáng thứ 7
Tin mới
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Vĩnh Long là vùng đất địa linh nhân kiệt; với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng; tỉnh còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng của Nhân dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Tỉnh có 68 di tích được xếp hạng (gồm 13 di tích cấp quốc gia và 55 di tích cấp tỉnh); 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; là 01 trong 21 tỉnh có loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (Đờn ca tài tử), 01 bảo vật quốc gia và trên 100 cổ vật. Trong đó, di tích Văn Thánh Miếu là biểu tượng tiêu biểu của vùng đất học Vĩnh Long. Ngoài ra, Vĩnh Long còn có những nét văn hoá đặc trưng như: Văn hoá làng nghề (gạch, gốm), nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống… Vùng đất này đã sản sinh ra những người con ưu tú trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ các nhà chính trị đến các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, nghệ sĩ ưu tú...

         Vĩnh Long là vùng đất địa linh nhân kiệt; với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng; tỉnh còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng của Nhân dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Tỉnh có 68 di tích được xếp hạng (gồm 13 di tích cấp quốc gia và 55 di tích cấp tỉnh); 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; là 01 trong 21 tỉnh có loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (Đờn ca tài tử), 01 bảo vật quốc gia và trên 100 cổ vật. Trong đó, di tích Văn Thánh Miếu là biểu tượng tiêu biểu của vùng đất học Vĩnh Long. Ngoài ra, Vĩnh Long còn có những nét văn hoá đặc trưng như: Văn hoá làng nghề (gạch, gốm), nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống… Vùng đất này đã sản sinh ra những người con ưu tú trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ các nhà chính trị đến các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, nghệ sĩ ưu tú...

         Kế thừa, phát huy giá trị văn hóa, thiên nhiên của vùng đất Nam bộ với những thành quả của các thế hệ cha ông, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Long trong những năm qua, nhất là sau hơn 30 năm tái lập tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành được nâng lên. Đời sống văn hóa của Nhân dân ngày càng phong phú. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư. Công tác xây dựng môi trường văn hóa được xem trọng. Các di sản văn hóa, di tích lịch sử được nghiên cứu, đầu tư, bảo tồn và phát huy; các lễ hội dân gian được phục hồi, quản lý và phát triển. Giá trị văn hóa truyền thống của gia đình được quan tâm gìn giữ, với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả. Sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đa dạng, hệ thống thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường và đã đạt nhiều kết quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ không ngừng củng cố, phát triển. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương được kế thừa, phát triển, từng bước hình thành nên nét đặc trưng văn hóa, con người Vĩnh Long.

 

anh tin bai

 

         Kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943”, bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

         Ngày 04/8/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới với các mục tiêu cụ thể như sau:

              - Mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu toàn tỉnh duy trì có trên 95% hộ gia đình văn hóa; tỷ lệ ấp, khóm, khu được công nhận và giữ vững danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” duy trì từ 98% trở lên; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt chuẩn và duy trì danh hiệu văn hóa từ 98% trở lên; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có công trình văn hóa  từ 85% trở lên; 100% trường học thực hiện giáo dục thể chất bảo đảm chất lượng; 100% nhà trường đạt trường học văn hóa và đưa các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 65% trở lên, trong đó  tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ 35%; 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo các cấp đạt tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định; Phấn đấu tỷ lệ thu hút, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý văn hóa có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành văn hóa, văn nghệ tăng từ 2,5% đến 4% qua các nhiệm kỳ đại hội; Đẩy mạnh đưa văn hóa về cơ sở, chú trọng đến các địa bàn vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ kháng chiến. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa và hình thành, phát triển thị trường văn hóa đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hưởng thụ văn hóa của đông đảo Nhân dân. Tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, lịch sử, văn hóa và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Long đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

 

anh tin bai

 

              - Mục tiêu đến năm 2030: Phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình được duy trì và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” từ 99% trở lên; tỷ lệ ấp, khóm, khu được duy trì và giữ vững danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” từ 99% trở lên; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt chuẩn và duy trì, giữ vững danh hiệu văn hóa từ 99% trở lên; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có công trình văn hóa tăng từ 85% (năm 2025) lên 100%; 100% huyện, thị xã, thành phố có trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện, thư viện, sân vận động; Phấn đấu 100% các địa phương cấp huyện có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp vốn có ở địa phương; 100% số di sản của tỉnh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị; Phấn đấu đảm bảo 100% ấp, khóm, khu thực hiện rà soát, bổ sung hoàn thiện hương ước, quy ước và có trên 95% quy ước, hương ước của các khu dân cư được cấp huyện công nhận và thực hiện tốt hương ước, quy ước nếp sống văn minh phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tuân thủ quy định của pháp luật; Phấn đấu từ 80% trở lên thanh, thiếu nhi trong các trường học được giáo dục về giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống, kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; Xây dựng nên chuẩn mực con người Vĩnh Long phát triển toàn diện, “Đoàn kết - Năng động - Sáng tạo - Thân thiện - Nghĩa tình”, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, phù hợp với hệ giá trị con người Việt Nam và mang đậm nét đặc trưng của con người vùng đất Tây Nam Bộ.

 

anh tin bai

 

         Nghị quyết đã đưa ra 08 nhiệm vụ cần thực hiện như: Xây dựng con người Vĩnh Long phát triển toàn diện, gắn với hội nhập, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Phát triển và tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin trên mạng; Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Phát huy giá trị tốt đẹp trong văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Vĩnh Long; Đẩy mạnh hợp tác, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và quảng bá những giá trị văn hóa, con người Vĩnh Long.

         Đồng thời đề ra 05 giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết trong thời gian tới như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Tập trung nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động văn hóa; Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Tạo dựng, hình thành và quảng bá sản phẩm văn hóa đặc trưng Vĩnh Long./.
Bài, Ảnh: Nhã Đăng
                                                                     

©2021 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ BẢO TÀNG VĨNH LONG

Chịu trách nhiệm: Bà Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc phụ trách - Trưởng ban biên tập

Địa chỉ: Số 01, Phan Bội Châu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Tel: 02703.823.181

Email: banbientapbtvl@gmail.com

Ghi rõ nguồn “Bảo tàng Vĩnh Long’’ khi sử dụng lại thông tin từ Website này

   

Copyright © baotangvinhlong.vn. All Rights Reserved. Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 623
  • Trong tuần: 4 586
  • Trong tháng: 25 022
  • Tất cả: 199861