Giờ mở cửa: Sáng: 7h30 - 11h00; Chiều: 13h30 - 17h00             Mở cửa tham quan: Từ thứ 3 đến sáng thứ 7
Tin mới
BẢO TÀNG VĨNH LONG - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG LƯU GIỮ VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ 4.0 có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đời sống, xã hội. Đối với lĩnh vực bảo tàng, công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ đắc lực trong công tác lưu trữ và quảng bá giá trị di sản về lịch sử - văn hóa, phù hợp với xu thế hiện nay đang trở thành mục tiêu mà Bảo tàng Vĩnh Long hướng đến.

         Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ 4.0 có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đời sống, xã hội. Đối với lĩnh vực bảo tàng, công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ đắc lực trong công tác lưu trữ và quảng bá giá trị di sản về lịch sử - văn hóa, phù hợp với xu thế hiện nay đang trở thành mục tiêu mà Bảo tàng Vĩnh Long hướng đến.

 

anh tin bai

Bảo tàng Vĩnh Long

 

         Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 2021, Chính phủ đã có Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 phê duyệt chương trình “Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Chương trình đặt mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021 - 2030: 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, 100% các di tích quốc gia đặc biệt, 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số (ưu tiên số hóa theo nhu cầu sử dụng của xã hội, các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, ban quản lý di tích). Đồng thời, 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

         Tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đây là chủ trương, định hướng của tỉnh nhằm cụ thể hóa, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số tại địa phương. Theo đó, ngày 16/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 742/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.

         Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm đặc biệt đối với việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc số hóa hiện vật bảo tàng không chỉ góp phần quan trọng trong công tác quản lý, lưu trữ dữ liệu di sản, làm cơ sở nghiên cứu lịch sử, văn hóa mà còn hỗ trợ tối đa việc tuyên truyền, quảng bá di sản, giúp mọi người có thể tiếp cận di sản một cách nhanh chóng, hiệu quả và thiết thực.

         Tỉnh Vĩnh Long hiện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng, phong phú. Trong đó, có 02 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là: Lễ hội Lăng Ông Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn và Nghề làm Tàu hũ ky xã Mỹ Hòa; có 66 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa; trong đó, có 11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 55 di tích được xếp hạng cấp tỉnh; có 07 khu di tích gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu Tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Khu di tích Lịch sử căn cứ Cái Ngang, Nhà truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Nhà bia kỷ niệm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Vĩnh Long và Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết và Khu mộ ông Châu Vĩnh Huy – Thân nhân danh thần Thoại Ngọc Hầu. Đặc biệt, tại Bảo tàng Vĩnh Long đang lưu giữ trên 27.000 tư liệu ảnh, hiện vật; có hàng trăm cổ vật với 01 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia đang được trưng bày phục vụ khách tham quan.

         Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, trong thời gian qua, Bảo tàng Vĩnh Long luôn quan tâm, triển khai nhiều giải pháp cụ thể và đồng bộ, như tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty CP Vietsoftpro tổ chức Hội thảo giới thiệu giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, xây dựng kế hoạch từng bước thực hiện nhiệm vụ số hóa 3D hiện vật, số hóa các chuyên đề ảnh; tiến hành lập hồ sơ, đăng ký kiểm kê khoa học tài liệu, hiện vật trên phần mềm quản lý hiện vật do Cục Di sản Văn hóa triển khai.

 

anh tin bai

Hội thảo chuyển đổi số lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch tỉnh Vĩnh Long

 

         Hiện tại, Bảo tàng Vĩnh Long đã thực hiện chỉnh lý nội dung trưng bày tại 05 khu di tích trực thuộc (Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Khu lưu niệm Giáo sư, Viện Sĩ Trần Đại Nghĩa, Khu di tích Lịch sử Cách mạng cái Ngang, Nhà truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long) trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt trưng bày để phục vụ công chúng đến tham quan. Đặc biệt, Nhà trưng bày “Vườn Ông Sáu Dân” tại Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt được sử dụng các thiết bị trưng bày như: Tai nghe, máy tính bảng, màn hình chạm, phòng chiếu phim tư liệu,… sử dụng giọng nói của chủ thể là chính, sẽ được đánh thức các giác quan thông qua trải nghiệm đa cấp độ, tạo ra sự kết nối nhiều chiều trong trưng bày nhằm mang lại diện mạo mới cho Khu lưu niệm, tạo sự kết nối và không gian đối thoại về lịch sử, cảm xúc, truyền thống cách mạng, con người, khơi nguồn cảm hứng yêu đời và sống có lý tưởng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đồng thời hàng năm, Bảo tàng Vĩnh Long tổ chức các chương trình giáo dục thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để tạo nhiều hiệu ứng mang tín hấp dẫn, thu hút các em học sinh khi tham gia chương trình nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Văn hóa - Thể thao và ngành Giáo dục - Đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản văn hóa. Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục tại Bảo tàng, đưa bảo tàng đến gần với công chúng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của thế hệ trẻ. Chương trình góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, nhất là bộ môn lịch sử địa phương. Cung cấp cho học sinh những kiến thức về lịch sử, đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán… Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của học sinh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương.

 

anh tin bai

Nhà trưng bày “Vườn Ông Sáu Dân” tại Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

 

         Ngoài ra, Bảo tàng còn chú trọng giới thiệu hiện vật, các hoạt động chuyên môn trên trang Website, Fanpage, Facebook, Zalo của Bảo tàng để giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa đến đông đảo công chúng một cách thiết thực hơn, giúp công chúng có thể chủ động tìm hiểu nội dung đang được trưng bày tại bảo tàng và các Khu di tích trực thuộc.

 

anh tin bai

Lễ bàn giao số hóa Khu lưu niệm Giáo sư, Viện Sĩ Trần Đại Nghĩa

 

         Việc ứng dụng công nghệ 4.0 tại Bảo tàng Vĩnh Long đang từng bước hiện đại hóa hoạt động bảo tàng, góp phần tích cực trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương, cung cấp cho khách tham quan nhiều cách thức tiếp cận thuận lợi, đa dạng, phù hợp với thời đại công nghệ số.

 

anh tin bai

Số hóa 3D hiện vật Bảo tàng Vĩnh Long

 

         Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ số tại Bảo tàng Vĩnh Long cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trước hết, Bảo tàng Vĩnh Long còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nguồn kinh phí đầu tư cho số hóa hiện vật, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bảo tàng còn ít so với yêu cầu. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ số còn rất hạn chế….

         Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Bảo tàng Vĩnh Long đã và đang thực hiện là hoạt động rất thiết thực. Ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 không chỉ giúp Bảo tàng Vĩnh Long làm tốt công tác quản lý, lưu trữ dữ liệu, quảng bá hoạt động. Đây sẽ là cầu nối đưa các di sản đang được trưng bày tại bảo tàng và các di tích trên địa bàn tỉnh đến gần hơn với công chúng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, tạo đà phát triển kinh tế số của địa phương.

         Để có thể tiếp cận Bảo tàng Vĩnh Long, xin mời quý khách tìm hiểu thông tin trên các trang:

                    * Website: https://baotangvinhlong.vn

                    * Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/BaoTangVinhLong

                    * Tương tác hiện vật 3D: https://baotangvinhlong.baotangso.com/#/tra-cuu-hien-vat

                    * Zalo official Bảo tàng Vĩnh Long: https://zalo.me/baotangvinhlong

 

anh tin bai
Bài, Ảnh: Bảo Ngọc
                                                                     

©2021 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ BẢO TÀNG VĨNH LONG

Chịu trách nhiệm: Bà Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc phụ trách - Trưởng ban biên tập

Địa chỉ: Số 01, Phan Bội Châu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Tel: 02703.823.181

Email: banbientapbtvl@gmail.com

Ghi rõ nguồn “Bảo tàng Vĩnh Long’’ khi sử dụng lại thông tin từ Website này

   

Copyright © baotangvinhlong.vn. All Rights Reserved. Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 32
  • Trong tuần: 4 248
  • Trong tháng: 21 569
  • Tất cả: 187265