Giờ mở cửa: Sáng: 7h30 - 11h00; Chiều: 13h30 - 17h00             Mở cửa tham quan: Từ thứ 3 đến sáng thứ 7
Tin mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG GẮN KẾT VỚI LỊCH SỬ ĐIẠ PHƯƠNG
Lịch sử có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giáo dục. Trong đó, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục lịch sử ở các bậc học phổ thông. Việc dạy lịch sử gắn kết với thực tế là giải pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả giáo viên và học sinh.

         Lịch sử có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giáo dục. Trong đó, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục lịch sử ở các bậc học phổ thông. Việc dạy lịch sử gắn kết với thực tế là giải pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả giáo viên và học sinh.  

         Nhằm nâng cao, chia sẻ kinh nghiệm và những thông tin hữu ích về công tác giáo dục truyền thống cách mạng của bộ môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương; qua đó, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước gắn kết với các địa danh, sự kiện lịch sử, tinh thần tự tôn dân tộc, cùng những cống hiến to lớn của các thế hệ cách mạng đi trước cho các em học sinh yêu thích lịch sử còn ngồi trên ghế nhà trường.

         Sáng ngày 24/9/2023, tại di tích Lịch sử cách mạng Cái Ngang, ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Tổ Sử - Địa phối hợp với Câu lạc bộ Sử học Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức Hội thảo chuyên đề chuyên môn và hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh CLB Sử học, năm học 2023 – 2024.

         Đến tham dự hoạt động có ông Trương Quang Phú – Nguyên UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Long; ông Thái Văn Tào – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long; ông Phạm Công Lộc – Nguyên Trưởng phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Long; cô Lê Thị Lộc Mai – Trưởng phòng Khảo thí và Chất lượng, Đại học Cửu Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Long; các đồng chí lão thành cách mạng; cùng đại diện lãnh đạo Khu căn cứ Cái Ngang; UBND Phường 3, thành phố Vĩnh Long; UBND xã Phú Lộc, huyện Tam Bình. Đặc biệt, có sự tham gia của gần 20 giáo viên dạy Lịch sử, hơn 70 học sinh chuyên Sử, học sinh Câu lạc bộ Sử học Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long và Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long đến dự đưa tin.

         Chương trình hoạt động gồm hai nội dung: Thứ nhất là Hội thảo chuyên đề “Khu Căn cứ Cái Ngang – Những câu chuyện ký ức hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ”; thứ hai là hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng gắn kết với các trò chơi kỹ năng trong phạm vi di tích. Ngoài ra, chương trình còn lồng ghép chiếu phim tư liệu “Căn cứ Cái Ngang – Niềm tự hào lịch sử” do Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long thực hiện, cùng các tiết mục văn nghệ do học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện.   

         Trong phần Hội thảo chuyên đề, các tham luận tập trung nêu rõ vai trò, tầm quan trọng và giá trị của Khu căn cứ Cái Ngang trong kháng chiến chống Mỹ, những đóng góp của di tích trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương, cũng như vai trò của môn Lịch sử trong giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, hay những nhân vật và đơn vị có đóng góp trực tiếp trong quá trình xây dựng và bảo vệ Khu căn cứ Cái Ngang tiêu biểu như Đội phòng thủ (C40)… Đối với các hoạt động kỹ năng, các em học được hướng dẫn tham quan nghe thuyết minh từng hạng mục trong di tích, kết hợp chơi trò chơi vận động do anh Nguyễn Văn Lơ Rông quản trò.

         Đây là hoạt động rất cần thiết đối với việc dạy lịch sử địa phương gắn kết với thực tiễn, một hình thức học đi đôi với hành, có tác động tích cực đến các mặt nhận thức, giáo dục và năng lực của học sinh về sau, từ việc khai thác giá trị của các hệ thống di tích thông qua hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập tại địa chỉ đỏ cách mạng sẽ giúp học sinh hiểu được nguồn gốc, quá trình hình thành, diễn biến, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.

Sẽ thêm nhiều ý nghĩa và mang tính bền vững khi hoạt động giáo dục lịch sử địa phương có sự chung tay của cộng đồng, để thế hệ trẻ hôm nay xem đây là trách nhiệm kế thừa, ra sức học tập góp phần phát huy truyền thống quê hương Vĩnh Long Anh hùng. Đồng thời, khẳng định tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

anh tin bai

Đại biểu và học sinh tham quan nhà trưng bày tại di tích Lịch sử cách mạng Cái Ngang

 

anh tin bai

Quang cảnh đại biểu dự Hội thảo

 

anh tin bai

Ông Trương Quang Phú - Nguyên UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Long trao đổi trực tiếp với các em học sinh

 

anh tin bai

Học sinh tham gia trò chơi vận động

 

anh tin bai

Thông điệp truyền thừa giữa lão thành cách mạng và thế hệ trẻ

(Ông Võ Văn Bình – Nguyên Đại đội phó C40 và em Hồ Thanh Tâm – CLB Sử học)

Bài, Ảnh: Bảo Văn
                                                                     

©2021 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ BẢO TÀNG VĨNH LONG

Chịu trách nhiệm: Bà Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc phụ trách - Trưởng ban biên tập

Địa chỉ: Số 01, Phan Bội Châu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Tel: 02703.823.181

Email: banbientapbtvl@gmail.com

Ghi rõ nguồn “Bảo tàng Vĩnh Long’’ khi sử dụng lại thông tin từ Website này

   

Copyright © baotangvinhlong.vn. All Rights Reserved. Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 245
  • Trong tuần: 10 275
  • Trong tháng: 22 078
  • Tất cả: 186687