Giờ mở cửa: Sáng: 7h30 - 11h00; Chiều: 13h30 - 17h00             Mở cửa tham quan: Từ thứ 3 đến sáng thứ 7
Tin mới
ĐÌNH HIẾU PHỤNG
Đình Hiếu Phụng tọa lạc tại ấp Tân Quang, xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đình được xây dựng từ năm 1825, thờ Thành hoàng bổn cảnh và được sắc phong vào năm Tự Đức thứ năm (1852). Trải qua nhiều biến động của lịch sử, đến năm 2006 đình di dời về vị trí hiện nay theo Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 04/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Lúc này đình có đầy đủ các hạng mục: Cổng tam quan, đàn Thần nông, miếu Sơn quân, miếu Ngũ hành, chánh điện, vỏ quy, nhà khách, sân khấu, nhà khói. Đình Hiếu Phụng là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân địa phương. Tuy trải qua những lần thay đổi của lịch sử nhưng đình vẫn giữ được những di vật có giá trị đến ngày nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đình không chỉ là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, mà còn là cơ sở đã diễn ra các hoạt động bí mật nhiều thời kỳ. Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó, các vị hương chức đình, với tinh thần yêu nước đã không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động cách mạng xã nhà, góp phần cùng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
anh tin bai

Đình Hiếu Phụng

 

         Đình Hiếu Phụng tọa lạc tại ấp Tân Quang, xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đình được xây dựng từ năm 1825, thờ Thành hoàng bổn cảnh và được sắc phong vào năm Tự Đức thứ năm (1852). Trải qua nhiều biến động của lịch sử, đến năm 2006 đình di dời về vị trí hiện nay theo Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 04/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Lúc này đình có đầy đủ các hạng mục: Cổng tam quan, đàn Thần nông, miếu Sơn quân, miếu Ngũ hành, chánh điện, vỏ quy, nhà khách, sân khấu, nhà khói. Đình Hiếu Phụng là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân địa phương. Tuy trải qua những lần thay đổi của lịch sử nhưng đình vẫn giữ được những di vật có giá trị đến ngày nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đình không chỉ là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, mà còn là cơ sở đã diễn ra các hoạt động bí mật nhiều thời kỳ. Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó, các vị hương chức đình, với tinh thần yêu nước đã không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động cách mạng xã nhà, góp phần cùng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng.

 

anh tin bai

Hoành phi “HIẾU THUẬN VÕ MIẾU” (năm 1849), hiện nay được treo ở gian giữa chánh điện

 

         Ghi nhận công lao đóng góp của đình Hiếu Phụng cũng như của bà con Nhân dân địa phương, ngày 17/01/2024, UBND tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định số 81/QĐ-UBND xếp hạng đình Hiếu Phụng là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là di tích thứ 56 được xếp hạng di tích cấp tỉnh, nâng tổng số di tích xếp hạng trong tỉnh lên 69 di tích, trong đó có 13 di tích quốc gia và 56 di tích cấp tỉnh.

 

anh tin bai

Nghi thức xây chầu trong Lễ Thượng điền

 

         Hiện nay, đình Hiếu Phụng được Ban Hội hương cùng bà con Nhân dân xã Hiếu Phụng chung sức chăm lo, gìn giữ và tổ chức các lễ cúng thường niên, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Hàng năm, Ban Hội hương cùng Nhân dân tổ chức các lễ cúng truyền thống:

                   - Lễ Khai Sơn mùng 7 tháng giêng âm lịch.

                   - Lễ Hạ điền ngày 16/4 âm lịch.

                   - Lễ vía Thần ngày 11/5 âm lịch.

                   - Lễ Thượng điền ngày 16/11 âm lịch.

         Vào những kỳ lễ này, Ban Hội hương đình có mời đoàn hát bội, thu hút rất đông người dân đến chiêm bái và giải trí. Hoạt động này đã trở thành hoạt động thường lệ của đình, được duy trì từ nhiều năm nay.  

 

anh tin bai

Hát bội trong Lễ Thượng điền

 

         Đình Hiếu Phụng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng dân gian của người dân xã Hiếu Phụng. Đặc biệt, đình là nơi lực lượng cách mạng chọn làm địa điểm hoạt động trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Chính vì thế đình Hiếu Phụng có giá trị về lịch sử, văn hóa của địa phương, do đó cần được bảo tồn, tôn tạo thêm khang trang để người dân địa phương có nơi sinh hoạt thờ cúng, tri ân các bậc tiền nhân và góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh đến chiêm bái và học tập để hiểu thêm về truyền thống cách mạng của địa phương./.

Bài, Ảnh: Mỹ Đẹp
                                                                     

©2021 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ BẢO TÀNG VĨNH LONG

Chịu trách nhiệm: Bà Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc phụ trách - Trưởng ban biên tập

Địa chỉ: Số 01, Phan Bội Châu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Tel: 02703.823.181

Email: banbientapbtvl@gmail.com

Ghi rõ nguồn “Bảo tàng Vĩnh Long’’ khi sử dụng lại thông tin từ Website này

   

Copyright © baotangvinhlong.vn. All Rights Reserved. Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 534
  • Trong tuần: 7 479
  • Trong tháng: 22 077
  • Tất cả: 187232