07/10/2022
ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĨNH LONG
Tỉnh Vĩnh Long hiện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng, phong phú. Trong đó, có 02 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là: Lễ hội Lăng Ông Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn và Nghề làm Tàu hũ ky xã Mỹ Hòa; có 66 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa; trong đó, có 11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 55 di tích được xếp hạng cấp tỉnh; có 07 khu di tích gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu Tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Khu di tích Lịch sử căn cứ Cái Ngang, Nhà truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Nhà bia kỷ niệm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Vĩnh Long và Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết và Khu mộ ông Châu Vĩnh Huy – Thân nhân danh thần Thoại Ngọc Hầu. Đặc biệt, tại Bảo tàng Vĩnh Long đang lưu giữ trên 27.000 tư liệu ảnh, hiện vật; có hàng trăm cổ vật với 01 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia đang được trưng bày phục vụ khách tham quan.
Tỉnh Vĩnh Long hiện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng, phong phú. Trong đó, có 02 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là: Lễ hội Lăng Ông Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn và Nghề làm Tàu hũ ky xã Mỹ Hòa; có 66 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa; trong đó, có 11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 55 di tích được xếp hạng cấp tỉnh; có 07 khu di tích gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu Tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Khu di tích Lịch sử căn cứ Cái Ngang, Nhà truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Nhà bia kỷ niệm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Vĩnh Long và Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết và Khu mộ ông Châu Vĩnh Huy – Thân nhân danh thần Thoại Ngọc Hầu. Đặc biệt, tại Bảo tàng Vĩnh Long đang lưu giữ trên 27.000 tư liệu ảnh, hiện vật; có hàng trăm cổ vật với 01 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia đang được trưng bày phục vụ khách tham quan.
Vì vậy, ngày 01/10/2022, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Công ty Vietsoftpro tổ chức Hội thảo giới thiệu giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch tỉnh Vĩnh Longviệc thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học của cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tàng và các di tích nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra trong tình hình hiện nay theo Quyết định số 749/QD-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nói chung và theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình số hóa Di sản Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 nói riêng để phục vụ hoạt động số hóa, nghiên cứu, trưng bày, giáo dục và giới thiệu về di sản văn hóa trong không gian số thông qua hình thức trực tuyến sẽ trở thành một xu thế tất yếu, lâu dài. Đây sẽ là cầu nối đưa các di sản đang được trưng bày tại bảo tàng và các di tích trên địa bàn tỉnh đến gần hơn với công chúng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, tạo đà phát triển kinh tế số của địa phương.
Đến dự Hội thảo, ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát biểu, Vĩnh Long là địa phương có kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, nếu được xác định đúng hướng thì tiềm năng phát triển rất lớn. Trong thời gian tới, tỉnh cần chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực cho Bảo tàng tỉnh thực hiện công tác chuyển đổi số theo định hướng và lộ trình cụ thể; cần xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa phù hợp để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa cấp tỉnh và quốc gia; nghiên cứu cách thức ứng dụng công nghệ số của một số bảo tàng, ban quản lý di tích ở các địa phương đã bước đầu thành công, qua đó xây dựng những ứng dụng phù hợp giới thiệu nội dung, trưng bày chuyên đề, hoạt động giáo dục di sản văn hóa tại địa phương thông qua hình thức trực tuyến. Đồng thời, tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo kiên quyết công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Bảo tàng về công nghệ số và việc ứng dụng công nghệ thông tin để có thể ứng dụng thành thạo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Dự Hội thảo, ngoài việc được giới thiệu tổng thể về các giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch, đại biểu còn được giới thiệu một số sản phẩm số hóa di sản văn hóa và du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; đồng thời trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng chuyển đổi số về di sản văn hóa và du lịch tại địa phương trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, ông Phan Văn Giàu – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhấn mạnh, ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch là xu thế tất yếu, là một giải pháp quan trọng, cấp thiết; ngành sẽ phối hợp với Công ty Vietsoftpro nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án cụ thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt và ban hành các văn bản chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện chuyển đổi số có lộ trình, giải pháp cụ thể, nỗ lực phấn đấu đến năm 2025 đạt được một số thành tựu nhất định về chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch.
Bài, Ảnh: Lê Ngọc Anh